Đu đủ xanh: lợi ích và tác dụng phụ
Đu đủ xanh không những là một loại hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng mà nó còn là một trong nhưng loại thảo dượng tự nhiên có thể chữa được rất nhiều bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đu đủ xanh trong bài viết dưới đây.
Thành phần trong quả đu đủ

Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng - Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Xem thêm: Cách phá thai bằng đu đủ xanh thực hiện như thế nào
Những lợi ích của đu đủ đối với cơ thể

Theo Kiến thức, đu đủ cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe từ việc cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch đến nuôi dưỡng làn da và kích thích mọc tóc. Sau đây là một số công dụng của việc ăn một miếng đu đủ mỗi ngày.
- Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong đu đủ giúp bạn cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ăn một miếng đu đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn giải độc hệ thống tiêu hóa.
- Giảm viêm: Đu đủ có chứa các loại enzyme được gọi là papain và chymopapain có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng: Đu đủ là một nguồn vitamin tuyệt vời với các đặc tính chống oxy hóa như vitamin A, vitamin E và vitamin C. Trái cây màu cam này cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Hỗ trợ tiêu hóa protein: Một trong những lợi ích của ăn đu đủ mỗi ngày là cải thiện sự tiêu hóa protein của cơ thể. Enzyme papain thúc đẩy sự phân hủy protein mà không làm thay đổi hệ vi khuẩn giúp bảo vệ ruột của bạn.
- Cải thiện sức khỏe thị giác: Đu đủ chứa vitamin A, bảo vệ thị lực của bạn và giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
- Tăng cường miễn dịch: Lượng vitamin A và vitamin C lớn trong đu đủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng.
- Ngăn ngừa bệnh tim: Đu đủ chứa chất xơ, kali và vitamin có tác dụng chữa bệnh tim.
- Ngăn ngừa cục máu đông hình thành: Đu đủ có chứa một chất được gọi là fibrin làm giảm cục máu đông và cải thiện lưu lượng máu.
- Tốt cho da: Sự hiện diện của vitamin E trong đu đủ ngăn chặn tổn thương tế bào và ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn sớm. Vitamin A cung cấp một làn da mịn màng.
- Có rất nhiều món ngon từ đu đủ như làm salad trái cây hay xay sinh tố.
Các công dụng khác của đu đủ:
- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
- Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 - 30 ngày.
Xem thêm: Phá thai bằng đu đủ xanh có hiệu quả không
Những lưu ý khi ăn đu đủ xanh

• Hạt đu đủ có chứa chất độc Capine rất có hại cho sức khỏe, cho nên cần chú ý loại bỏ hạt khi chế biến
• Trong đu đủ xanh có chưa lượng đường khá lớn, những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn
• Các bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh vì chất papain và chymopapain có trong mủ đu đủ xanh có thể gây quái thai hoặc sẩy thai
Xem thêm: Nên ăn gì sau phá thai để cơ thể có thể hồi phục nhanh
*** Không nên ăn nhiều đu đủ xanh
• Ăn nhiều đu đủ xanh trong lúc bụng yếu hoặc tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước
• Lượng vitamin C có trong đu đủ rất lớn, nếu ăn nhiều có thể gây sỏi thận
• Không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú do lượng enzym trong đu đủ không tốt cho trẻ sơ sinh
• Do chưa nhiều chất xơ và nhựa đu đủ nên nếu ăn nhiều sẽ gây ra rối loạn dạ dày
Ngoài ra còn có các nguy cơ sau: rối loạn hô hấp, chân tay co quắp không còn cảm giác, phát ban, dị ứng, nhịp tim chậm, táo bón,… hoặc những phụ nữ khi mang thai có thể xuất hiện khả năng sinh non hoặc sảy thai.
Trên đây là những chia sẽ của các bác sĩ chuyên khoa Nhà Hộ Sinh A về lợi ích và tác dụng phụ của đu đủ xanh. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho mọi người.
Hashtag: #Phathai #Phathaikhongdau #Nhahosinha #Hutthai #Phathaibangthuoc